Phật pháp ứng dụng Một phút chánh niệm

Khi rời khỏi chiếu thiền, hãy quyết tâm suốt ngày sẽ để dành một phút trong mỗi giờ hành thiền. Bạn có thể tự hỏi mình có thể làm gì trong một phút –không đủ để tìm tọa cụ ngồi thiền. Đừng lo lắng về việc đi tìm tọa cụ. Cứ ở ngay nơi đó, dầu bạn đang ngồi, đứng, hay nằm -điều đó không quan trọng. 

Hãy dành năm mươi chín phút của mỗi giờ để làm bất cứ điều gì bạn làm trong ngày. Nhưng trong một phút của mỗi giờ đó, hãy ngưng bất cứ gì bạn đang làm và thiền quán. Bạn có thể vặn đồng hồ đeo tay hay cài vi tính để nó kêu mỗi giờ như là một cách nhắc nhở.

Khi bạn nghe tiếng báo hiệu, hãy dừng công việc đang làm lại, gạt bỏ bất cứ gì bạn đang suy nghĩ trong tâm và nhắm mắt lại. Chú tâm vào hơi thở của bạn. Nếu bạn không biết một phút dài bao lâu, thì hít vào và thở ra mười lăm lần và dành tất cả sự chú tâm vào hơi thở. Nếu phải lâu hơn một phút, cũng đừng quan tâm về điều đó. Bạn đâu mất mát gì.

Khi một phút đã qua, trước khi mở mắt, hãy quyết tâm trong một giờ tới sẽ hành thiền trong một phút nữa và cứ thế cho đến hết ngày. Hãy hướng về giây phút đó và tạo ra sự nôn nóng cho nó. Và nên tự hỏi mình, “Khi nào tôi mới lại được ngồi thiền nữa?”

Nếu bạn duy trì được phương pháp đơn giản này, thì cuối ngày bạn đã có thêm mười hay mười lăm phút hành thiền. Hơn nữa lúc cuối ngày, ước muốn được ngồi thiền –đã tăng trưởng vì được bạn nghĩ đến nó mỗi giờ- sẽ giúp bạn tìm được nguồn cảm hứng để hành thiền trước khi ngủ.

Hãy kết thúc một ngày với khoảng nửa giờ ngồi thiền. Khi bạn lên giường, hãy trú tâm vào hơi thở cho đến khi bạn thiếp đi. Nếu bạn thức giấc giữa đêm, hãy đem tâm trở lại với hơi thở. Khi bạn thức dậy sáng hôm sau, tâm bạn vẫn còn trụ nơi hơi thở, hãy nhắc nhở mình bắt đầu một ngày bằng việc ngồi thiền.

Xem thêm:

Một phút chánh niệm

Phật pháp ứng dụng Một phút chánh niệm

Khi rời khỏi chiếu thiền, hãy quyết tâm suốt ngày sẽ để dành một phút trong mỗi giờ hành thiền. Bạn có thể tự hỏi mình có thể làm gì trong một phút –không đủ để tìm tọa cụ ngồi thiền. Đừng lo lắng về việc đi tìm tọa cụ. Cứ ở ngay nơi đó, dầu bạn đang ngồi, đứng, hay nằm -điều đó không quan trọng. 

Hãy dành năm mươi chín phút của mỗi giờ để làm bất cứ điều gì bạn làm trong ngày. Nhưng trong một phút của mỗi giờ đó, hãy ngưng bất cứ gì bạn đang làm và thiền quán. Bạn có thể vặn đồng hồ đeo tay hay cài vi tính để nó kêu mỗi giờ như là một cách nhắc nhở.

Khi bạn nghe tiếng báo hiệu, hãy dừng công việc đang làm lại, gạt bỏ bất cứ gì bạn đang suy nghĩ trong tâm và nhắm mắt lại. Chú tâm vào hơi thở của bạn. Nếu bạn không biết một phút dài bao lâu, thì hít vào và thở ra mười lăm lần và dành tất cả sự chú tâm vào hơi thở. Nếu phải lâu hơn một phút, cũng đừng quan tâm về điều đó. Bạn đâu mất mát gì.

Khi một phút đã qua, trước khi mở mắt, hãy quyết tâm trong một giờ tới sẽ hành thiền trong một phút nữa và cứ thế cho đến hết ngày. Hãy hướng về giây phút đó và tạo ra sự nôn nóng cho nó. Và nên tự hỏi mình, “Khi nào tôi mới lại được ngồi thiền nữa?”

Nếu bạn duy trì được phương pháp đơn giản này, thì cuối ngày bạn đã có thêm mười hay mười lăm phút hành thiền. Hơn nữa lúc cuối ngày, ước muốn được ngồi thiền –đã tăng trưởng vì được bạn nghĩ đến nó mỗi giờ- sẽ giúp bạn tìm được nguồn cảm hứng để hành thiền trước khi ngủ.

Hãy kết thúc một ngày với khoảng nửa giờ ngồi thiền. Khi bạn lên giường, hãy trú tâm vào hơi thở cho đến khi bạn thiếp đi. Nếu bạn thức giấc giữa đêm, hãy đem tâm trở lại với hơi thở. Khi bạn thức dậy sáng hôm sau, tâm bạn vẫn còn trụ nơi hơi thở, hãy nhắc nhở mình bắt đầu một ngày bằng việc ngồi thiền.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Lòng từ bi đối với kẻ thù

Có người sẽ tự hỏi làm sao mà họ có thể từ bi đối với kẻ thù. Làm sao mà họ có thể nói một cách chân thật, “Cầu cho kẻ thù của tôi được hạnh phúc, bình an, sức khỏe. Cầu cho họ không bị những khó khăn hay hoạn nạn.”

Câu hỏi này phát khởi từ sự suy nghĩ sai lầm. Người với tâm đầy phiền não có thể cư xử, hành động xúc phạm hay làm hại đến ta. Do đó, ta coi họ là kẻ thù. Nhưng thực sự ra không có ai là kẻ thù của ta cả. Chỉ có trạng thái tâm tiêu cực của người đó gây ra vấn đề cho ta. Chánh niệm giúp chúng ta thấy rằng các trạng thái tâm không thường hằng. Chúng chỉ tạm bợ, có thể sửa đổi, có thể biến chuyển.

Cách tốt nhất để ta được an vui, hạnh phúc là giúp kẻ thù của mình giải quyết các vấn đề của họ. Nếu tất cả các kẻ thù của ta đều được giải thoát khỏi khổ đau, bất mãn, sân hận, nghi ngờ, căng thẳng, bực tức, thì họ không có lý do gì để làm kẻ thù của ta cả. Một khi đã không còn những khổ đau, thì kẻ thù cũng giống như bao người khác -một chúng sinh tuyệt vời.

Chúng ta có thể thực hành tâm từ bi đối với tất cả mọi người –cha mẹ, thầy cô, thân quyến, bạn bè, người không thân thiện, người lạnh lùng, người gây khó khăn cho ta. Không cần phải quen biết hay thân thiết với ai mới có thể trải tâm từ bi đến với họ. Thật ra, đôi khi không biết rõ về họ lại dễ dàng hơn. Tại sao? Vì nếu không biết họ, chúng ta có thể đối xử với tất cả mọi người giống như nhau. 

Chúng ta có thể xem bao chúng sinh trong vũ trụ như là những đốm sáng trong không gian và ước nguyện cho tất cả họ được hạnh phúc, bình an. Mặc dù chỉ có ước muốn của chúng ta thì khó thể thành sự thật, nhưng gieo trồng được ước nguyện rằng tha nhân có thể hưởng thụ được tình thương yêu là một thiện ý có thể mang lại hỷ lạc cho tâm ta.

Nếu mọi người đều ước muốn cho người khác được hạnh phúc, được thương yêu, thì chúng ta sẽ có được hòa bình trên thế giới. Giả sử có sáu tỷ người trên thế giới, và mỗi người đều vun trồng ước nguyện này. Thì đâu còn có ai để gieo hận thù? Sẽ không còn tranh đấu, không còn đánh nhau. Mọi hành động đều đến từ tâm. 

Nếu tâm không trong sạch, thì hành động theo sau tâm ý đó sẽ không trong sạch và tai hại. Điều ngược lại cũng đúng. Như Đức Phật đã dạy chúng ta, ý nghĩ trong sạch về từ bi, tình thương thì mạnh mẽ hơn hận thù, mãnh liệt hơn vũ khí. Vũ khí tàn phá. Nhưng tình thương giúp con người sống trong hòa bình và hòa hợp. Vậy bạn thử nghĩ điều gì sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ tồn tại lâu hơn?

Xem thêm:

Lòng từ bi đối với kẻ thù

Phật pháp ứng dụng Lòng từ bi đối với kẻ thù

Có người sẽ tự hỏi làm sao mà họ có thể từ bi đối với kẻ thù. Làm sao mà họ có thể nói một cách chân thật, “Cầu cho kẻ thù của tôi được hạnh phúc, bình an, sức khỏe. Cầu cho họ không bị những khó khăn hay hoạn nạn.”

Câu hỏi này phát khởi từ sự suy nghĩ sai lầm. Người với tâm đầy phiền não có thể cư xử, hành động xúc phạm hay làm hại đến ta. Do đó, ta coi họ là kẻ thù. Nhưng thực sự ra không có ai là kẻ thù của ta cả. Chỉ có trạng thái tâm tiêu cực của người đó gây ra vấn đề cho ta. Chánh niệm giúp chúng ta thấy rằng các trạng thái tâm không thường hằng. Chúng chỉ tạm bợ, có thể sửa đổi, có thể biến chuyển.

Cách tốt nhất để ta được an vui, hạnh phúc là giúp kẻ thù của mình giải quyết các vấn đề của họ. Nếu tất cả các kẻ thù của ta đều được giải thoát khỏi khổ đau, bất mãn, sân hận, nghi ngờ, căng thẳng, bực tức, thì họ không có lý do gì để làm kẻ thù của ta cả. Một khi đã không còn những khổ đau, thì kẻ thù cũng giống như bao người khác -một chúng sinh tuyệt vời.

Chúng ta có thể thực hành tâm từ bi đối với tất cả mọi người –cha mẹ, thầy cô, thân quyến, bạn bè, người không thân thiện, người lạnh lùng, người gây khó khăn cho ta. Không cần phải quen biết hay thân thiết với ai mới có thể trải tâm từ bi đến với họ. Thật ra, đôi khi không biết rõ về họ lại dễ dàng hơn. Tại sao? Vì nếu không biết họ, chúng ta có thể đối xử với tất cả mọi người giống như nhau. 

Chúng ta có thể xem bao chúng sinh trong vũ trụ như là những đốm sáng trong không gian và ước nguyện cho tất cả họ được hạnh phúc, bình an. Mặc dù chỉ có ước muốn của chúng ta thì khó thể thành sự thật, nhưng gieo trồng được ước nguyện rằng tha nhân có thể hưởng thụ được tình thương yêu là một thiện ý có thể mang lại hỷ lạc cho tâm ta.

Nếu mọi người đều ước muốn cho người khác được hạnh phúc, được thương yêu, thì chúng ta sẽ có được hòa bình trên thế giới. Giả sử có sáu tỷ người trên thế giới, và mỗi người đều vun trồng ước nguyện này. Thì đâu còn có ai để gieo hận thù? Sẽ không còn tranh đấu, không còn đánh nhau. Mọi hành động đều đến từ tâm. 

Nếu tâm không trong sạch, thì hành động theo sau tâm ý đó sẽ không trong sạch và tai hại. Điều ngược lại cũng đúng. Như Đức Phật đã dạy chúng ta, ý nghĩ trong sạch về từ bi, tình thương thì mạnh mẽ hơn hận thù, mãnh liệt hơn vũ khí. Vũ khí tàn phá. Nhưng tình thương giúp con người sống trong hòa bình và hòa hợp. Vậy bạn thử nghĩ điều gì sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ tồn tại lâu hơn?

Xem thêm:
Đọc thêm..
Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu; cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội; tất cả gặp nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có. Một chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. 

Những thứ tình ái hạn hẹp thương, ghét…đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi, tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ khác. Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận…mà điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù…tương tục trải dài trong nhiều đời hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong gia đình.


Phật pháp ứng dụng Tình ái là cội nguồn của sanh tử

Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận…càng cao thì sự vay trả trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận, thương yêu…lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong gia tộc hơn là người ngoài. Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt. Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…

Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét..,mà, thường thì xảy ra cho những người than trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền mien đau khổ. 

Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.

Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? 

Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.

Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét…thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa. 

Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “ sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng” hay “ sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”. Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận…cũng chỉ tồn tại trong tâm thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.

Xem thêm:

Tình ái là cội nguồn của sanh tử

Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu; cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội; tất cả gặp nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có. Một chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. 

Những thứ tình ái hạn hẹp thương, ghét…đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi, tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ khác. Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận…mà điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù…tương tục trải dài trong nhiều đời hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong gia đình.


Phật pháp ứng dụng Tình ái là cội nguồn của sanh tử

Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận…càng cao thì sự vay trả trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận, thương yêu…lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong gia tộc hơn là người ngoài. Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt. Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…

Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét..,mà, thường thì xảy ra cho những người than trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền mien đau khổ. 

Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.

Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? 

Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.

Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét…thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa. 

Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “ sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng” hay “ sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”. Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận…cũng chỉ tồn tại trong tâm thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Trong thiền môn vào thời công phu chiều ở phần hồi hướng có đoạn: “ thị nhựt dĩ quà, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư...” có nghĩa: “ngày nay đã qua, mạng sống cũng theo đó mà giảm dần, như cá ít nước...” chúng ta thử nhìn xem cá mà bị ít nước thì còn khổ nào hơn. Nhưng, mặt khác, trong đại dương biển nước mênh mông cá đang sống trong đó cũng chẳng phải vui gì! 



Kinh Pháp Hoa có dạy:”chúng sanh sống trong tam giới như đang ở trong nhà lửa”. Cá đang sống trong lòng biển cả nhưng người chẳng tha lại đem lưới vây bắt. Hưu, nai, cầm thú... đang sống trong rừng sâu người lại không tha dùng bẩy để sập. Chim, quạ đang bay trên trời cao nhưng người lại dùng tên đạn để bắn...cho nên nói cuộc sống của chúng sanh ở thế giới Ta Bà mang nhiều sự đau thương sầu khổ, không có gì là hạnh phúc an ổn.

Người lặn sâu vào biển cả để bắt cá tôm nuôi dưỡng cho thân mình, cá lớn thì ăn thịt cá nhỏ, cá nhỏ lại ăn tôm, tép, tôm tép thì ăn côn trùng...trong rừng thú mạnh ăn thịt thú yếu... và, cứ như vậy mà tranh giành cắn xé ăn thịt lẫn nhau. Cho đến loài người tuy không ăn thịt lẫn nhau như loài thú; nhưng, lại cũng giết hại lẫn nhau để tranh giành sự sống. 

Nước mạnh cướp nước yếu tàn sát giết hại sinh linh. Ngay cả cùng một quốc gia chủng tộc nhưng khác nhau chủ thuyết, ý thức hệ, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ...con người đã không ngần ngại chém giết lẫn nhau xương chất thành núi, máu chảy thành sông. Như vậy, thì còn khổ nào hơn mà người học Phật, niệm Phật lại không nhận thức được, không có tâm mong cầu vượt thoát khỏi thế giới Ta Bà này.

Quý vị hãy nhìn xem chung quanh thế giới chúng ta đang sống; Rwanda vì khác biệt chủng tộc mà họ đã khởi lên cuộc chiến để tàn sát lẫn nhau trong cùng một quốc gia hơn nửa triệu người. Bosnia vì khác nhau về chủng tộc và tôn giáo họ đã giết hại lẫn nhau hàng trăm ngàn người trong vòng nửa năm. Lebanon vì khác biệt tôn giáo mà họ đã gây cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau trên mười năm chưa chấm dứt. Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cam Bốt vì khác nhau giữa hai chủ nghĩa, giai cấp, ý thức hệ mà những dân tộc này cũng đã chém giết lẫn nhau làm cho hàng triệu người phải chết và hàng triệu người trở thành tàn phế. 

Và, còn rất nhiều việc xảy ra nữa từ xưa nay mà loài người tự xây dựng quyền lợi cá nhân hay phe nhóm đã giết hại lẫn nhau không biết bao nhiêu là mạng sống của kẻ khác. Như vậy, chúng ta thử nhìn xem thế giới này là an vui hạnh phúc hay đau thương bất an. Cho nên nói thế giới mà ta đang sống không nơi nào là không bất an; từ đồng bằng cho đến núi cao, từ ao hồ cho đến biển sâu không nơi nào là thật sự có niềm an lạc. Vì chúng sanh sống chung một thế giới mà tâm niệm độc ác, tàn sát ăn thịt lẫn nhau nên phải trầm luân trong cảnh giới đau khổ để đền trả.

Chúng sanh vì mê lầm điên đảo, không nhìn thấy được sự bất ổn và đau khổ ấy mà, lại bám víu vào chút hạnh phúc tạm bợ, cho rằng cuộc đời là an lạc rồi mãi đắm chìm trong cuộc sống đầy phức tạp của thế giới Ta Bà, mà, không mong vượt thoát để cầu sanh về tây Phương. Thỉnh chư vị thiện hữu, hãy nhìn thấy rõ sự đau khồ tội chướng của thân ta ở thế giới Ta Bà mà tinh tấn niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Sanh Tây Phương thân thể không phải cấu tạo bởi sự ô uế dục nhiễm của tinh cha huyết mẹ, mà, từ nơi hoa sen hóa sanh tinh khiết thanh tịnh. 

Thân tâm trưởng thành bằng những thời pháp vi diệu của Phật Di Đà và Thánh Chúng; chứ không bồi đắp thân tâm bằng những nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng nên Phật đạo chắc chắn mau viên thành. Tại thế giới Ta Bà hãy nhìn riêng quả địa cầu mà chúng ta đang sống, và, chỉ nói phạm vị nhỏ hẹp của con người; hơn năm tỉ người nhưng quý vị hãy thử tính có bao nhiêu người đang được nuôi dưỡng thân tâm bằng những lời Phật pháp, được bao nhiêu người không tạo nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng để khỏi bị trâm luân trong cảnh ác đạo chịu cảnh khổ đau. 

Sanh về Tây Phương cùng với các vị Bồ Tát làm bạn hữu, ngày ngày nghe pháp để nuôi dưỡng thân tâm, phát triển trí tuệ, tín tâm bất thối cho đến ngày thành đạo. Vì sự lợi ích vô lượng vô biên của chúng sanh nơi thế giới của Phật A Di Đà như thế, và, cũng vì sự bất ổn và đau khổ của chúng sanh ở nơi thế giới Ta Bà của chúng ta ngày hôm nay; chúng ta là người học Phật nên phải nhứt tâm niệm Phật lìa bỏ cảnh giới Ta Bà để cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Xem thêm:

Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ

Trong thiền môn vào thời công phu chiều ở phần hồi hướng có đoạn: “ thị nhựt dĩ quà, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư...” có nghĩa: “ngày nay đã qua, mạng sống cũng theo đó mà giảm dần, như cá ít nước...” chúng ta thử nhìn xem cá mà bị ít nước thì còn khổ nào hơn. Nhưng, mặt khác, trong đại dương biển nước mênh mông cá đang sống trong đó cũng chẳng phải vui gì! 



Kinh Pháp Hoa có dạy:”chúng sanh sống trong tam giới như đang ở trong nhà lửa”. Cá đang sống trong lòng biển cả nhưng người chẳng tha lại đem lưới vây bắt. Hưu, nai, cầm thú... đang sống trong rừng sâu người lại không tha dùng bẩy để sập. Chim, quạ đang bay trên trời cao nhưng người lại dùng tên đạn để bắn...cho nên nói cuộc sống của chúng sanh ở thế giới Ta Bà mang nhiều sự đau thương sầu khổ, không có gì là hạnh phúc an ổn.

Người lặn sâu vào biển cả để bắt cá tôm nuôi dưỡng cho thân mình, cá lớn thì ăn thịt cá nhỏ, cá nhỏ lại ăn tôm, tép, tôm tép thì ăn côn trùng...trong rừng thú mạnh ăn thịt thú yếu... và, cứ như vậy mà tranh giành cắn xé ăn thịt lẫn nhau. Cho đến loài người tuy không ăn thịt lẫn nhau như loài thú; nhưng, lại cũng giết hại lẫn nhau để tranh giành sự sống. 

Nước mạnh cướp nước yếu tàn sát giết hại sinh linh. Ngay cả cùng một quốc gia chủng tộc nhưng khác nhau chủ thuyết, ý thức hệ, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ...con người đã không ngần ngại chém giết lẫn nhau xương chất thành núi, máu chảy thành sông. Như vậy, thì còn khổ nào hơn mà người học Phật, niệm Phật lại không nhận thức được, không có tâm mong cầu vượt thoát khỏi thế giới Ta Bà này.

Quý vị hãy nhìn xem chung quanh thế giới chúng ta đang sống; Rwanda vì khác biệt chủng tộc mà họ đã khởi lên cuộc chiến để tàn sát lẫn nhau trong cùng một quốc gia hơn nửa triệu người. Bosnia vì khác nhau về chủng tộc và tôn giáo họ đã giết hại lẫn nhau hàng trăm ngàn người trong vòng nửa năm. Lebanon vì khác biệt tôn giáo mà họ đã gây cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau trên mười năm chưa chấm dứt. Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cam Bốt vì khác nhau giữa hai chủ nghĩa, giai cấp, ý thức hệ mà những dân tộc này cũng đã chém giết lẫn nhau làm cho hàng triệu người phải chết và hàng triệu người trở thành tàn phế. 

Và, còn rất nhiều việc xảy ra nữa từ xưa nay mà loài người tự xây dựng quyền lợi cá nhân hay phe nhóm đã giết hại lẫn nhau không biết bao nhiêu là mạng sống của kẻ khác. Như vậy, chúng ta thử nhìn xem thế giới này là an vui hạnh phúc hay đau thương bất an. Cho nên nói thế giới mà ta đang sống không nơi nào là không bất an; từ đồng bằng cho đến núi cao, từ ao hồ cho đến biển sâu không nơi nào là thật sự có niềm an lạc. Vì chúng sanh sống chung một thế giới mà tâm niệm độc ác, tàn sát ăn thịt lẫn nhau nên phải trầm luân trong cảnh giới đau khổ để đền trả.

Chúng sanh vì mê lầm điên đảo, không nhìn thấy được sự bất ổn và đau khổ ấy mà, lại bám víu vào chút hạnh phúc tạm bợ, cho rằng cuộc đời là an lạc rồi mãi đắm chìm trong cuộc sống đầy phức tạp của thế giới Ta Bà, mà, không mong vượt thoát để cầu sanh về tây Phương. Thỉnh chư vị thiện hữu, hãy nhìn thấy rõ sự đau khồ tội chướng của thân ta ở thế giới Ta Bà mà tinh tấn niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Sanh Tây Phương thân thể không phải cấu tạo bởi sự ô uế dục nhiễm của tinh cha huyết mẹ, mà, từ nơi hoa sen hóa sanh tinh khiết thanh tịnh. 

Thân tâm trưởng thành bằng những thời pháp vi diệu của Phật Di Đà và Thánh Chúng; chứ không bồi đắp thân tâm bằng những nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng nên Phật đạo chắc chắn mau viên thành. Tại thế giới Ta Bà hãy nhìn riêng quả địa cầu mà chúng ta đang sống, và, chỉ nói phạm vị nhỏ hẹp của con người; hơn năm tỉ người nhưng quý vị hãy thử tính có bao nhiêu người đang được nuôi dưỡng thân tâm bằng những lời Phật pháp, được bao nhiêu người không tạo nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng để khỏi bị trâm luân trong cảnh ác đạo chịu cảnh khổ đau. 

Sanh về Tây Phương cùng với các vị Bồ Tát làm bạn hữu, ngày ngày nghe pháp để nuôi dưỡng thân tâm, phát triển trí tuệ, tín tâm bất thối cho đến ngày thành đạo. Vì sự lợi ích vô lượng vô biên của chúng sanh nơi thế giới của Phật A Di Đà như thế, và, cũng vì sự bất ổn và đau khổ của chúng sanh ở nơi thế giới Ta Bà của chúng ta ngày hôm nay; chúng ta là người học Phật nên phải nhứt tâm niệm Phật lìa bỏ cảnh giới Ta Bà để cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Xem thêm:
Đọc thêm..